Banner SYT

 

          1245678

  • slide1_2.jpg
  • slide2.jpg
  • slide3.jpg
  • slide4.jpg
  • slide5_1.jpg
  • slide7.jpg
  • slide11_2.jpg
  • slide12.jpg
  • slide15.jpg
  • slide16.jpg
  • 001_1.jpg
  • 002.jpg
  • 003.jpg
  • 004.jpg
  • 005.jpg
  • 006.jpg
  • 010.jpg
  • 011.jpg

THÔNG TIN THUỐC (THÁNG 07/2019)

072019

I. Thuốc bị đình chỉ lưu hành

Công văn số 11100/QLD-CL ngày 05/7/2019 của Cục Quản lý Dược về việc đình chỉ lưu hành thuốc Alphachymotrypsine 4200 không đạt TCCL: đình chỉ và thu hồi viên nén Alphachymotrypsine 4.200 đơn vị, SĐK: VD-22400-15, số lô: 4111217, Ngày sản xuất: 29/12/2017, HD: 29/12/2020 do công ty Cổ phần Dược phẩm Đồng Nai sản xuất do thuốc không đạt chất lượng về chỉ tiêu định lượng.

 

II. Medsafe (New Zealand): Tăng tiết acid phục hồi sau thời gian dài sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI)

 

Thông tin chính

 

- Việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitors) ngắn hạn phù hợp với nhiều người bệnh.

 

- Tăng tiết acid phục hồi được báo cáo ở bệnh nhân sau khi ngừng điều trị kéo dài bằng PPI.

 

- Cân nhắc giảm liều theo bậc thang khi ngừng sử dụng PPI.

 

Thuốc ức chế bơm proton :

 

Các PPI ức chế sự bài tiết acid dạ dày. Các PPI hiện đang được sử dụng ở New Zealand bao gồm omeprazol, lansoprazol và pantoprazol.

 

PPI được chỉ định cho điều trị ngắn hạn của loét tá tràng và dạ dày lành tính; kết hợp với kháng sinh để diệt vi khuẩn Helicobacter pylori; điều trị chứng khó tiêu và bệnh trào ngược dạ dày thực quản; phòng ngừa và điều trị loét do NSAID; hội chứng Zollinger-Ellison.

 

Việc sử dụng PPI ngắn hạn (4-8 tuần) phù hợp với nhiều bệnh nhân.

 

Tăng tiết acid phục hồi:

 

Nếu sử dụng PPI kéo dài thì sau khi ngừng sử dụng PPI có thể xuất hiện tình trạng tăng tiết acid phục hồi (Rebound acid hypersecretion -RAHS). Đây là tình trạng tái xuất hiện các triệu chứng tăng tiết acid dạ dày trên mức trước điều trị sau khi ngừng PPI.

 

Theo cơ chế RAHS đã được đề xuất, sử dụng PPI dẫn đến tăng lượng gastrin trong máu và tăng sản sinh các tế bào giải phóng histamin, do đó làm tăng khả năng tiết acid sau khi ngừng điều trị bằng PPI.

 

Những lo ngại về RAHS thường liên quan đến việc sử dụng dài hạn. Các triệu chứng của RAHS có thể bị nhầm lẫn với tình trạng bệnh của bệnh nhân, dẫn đến bệnh nhân tiếp tục kéo dài thời gian dùng PPI. 

 

Ngừng sử dụng các PPI:

 

Medsafe khuyến cáo nên giảm liều PPI theo bậc thang trước khi ngừng sử dụng hoàn toàn. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng H2 hoặc antacid để điều trị triệu chứng tăng tiết acid phục hồi. 

 

Nguồn: https://www.medsafe.govt.nz/profs/PUArticles/June2019/Proton-pump-inhibitors-and-rebound-acid-hypersecretion.htm

 

III. Hai nghiên cứu mới về PPI, một cho thấy mối liên quan với tăng tử vong, một cho thấy an toàn dài hạn

 

Các thuốc ức chế bơm proton (PPI) khi sử dụng ngắn hạn cho kết quả dung nạp tốt nhưng ngày càng có nhiều báo cáo và dữ liệu từ các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ của việc sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) với các biến cố có hại. Xem lại bài tổng hợp các dữ liệu ADR của PPI (cập nhật cuối năm 2017) tại đây: https://thongtinthuoc.com/tin_tuc/cap-nhat-an-toan-cua-viec-su-dung-ppi-dai-han.html

 

Sau đây, bài viết sẽ tóm tắt kết quả và bàn luận về 2 nghiên cứu nổi bật về PPI, được công bố gần đây trên các tạp chí uy tín, thu hút dư luận với kết quả trái chiều.

 

1. Sử dụng PPI liên quan đến tăng nguy cơ tử vong

 

Cuối tháng 5/2019, một nghiên cứu đoàn hệ kéo dài đã tiếp tục công bố kết quả sau 10 năm, trên tạp chí BMJ.1 Nghiên cứu này thực hiện trên 214.467 cựu binh bao gồm 157.625 người  mới sử dụng PPI và 56.824 người mới sử dụng H2RA.

 

Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả tử vong do mọi nguyên nhân giữa nhóm được kê đơn PPI trong hơn 90 ngày và nhóm được kê đơn H2RA. Các phương pháp thống kê phức tạp đã được sử dụng để hạn chế các yếu tố gây nhiễu. Kết quả cho thấy:

 

  • 37% số người tham gia đã tử vong sau thời gian theo dõi trung bình 10 năm
  • Có khoảng 46 trường hợp tử vong trên 1.000 người sử dụng PPI
  • Bệnh nhân không có chỉ định sử dụng PPI có nguy cơ tử vong cao hơn do một số nguyên nhân như tim mạch, bệnh thận mạn và ung thư đường tiêu hóa trên.
  • Thời gian sử dụng lâu hơn có liên quan đến nguy cơ cao hơn. Tiền sử mắc bệnh tim mạch, bệnh thận mạn tính và ung thư đường tiêu hóa trên không làm thay đổi mối tương quan giữa việc sử dụng PPI và nguy cơ tử vong do các tình trạng này.
  • Phân bổ ngẫu nhiên 8.791 bệnh nhân sử dụng 40 mg pantoprazole/ngày và 8.807 bệnh nhân dùng giả dược.
  • Ngoài ra, bệnh nhân được phân chia thành các nhóm dùng rivaroxaban (2,5 mg 2 lần/ngày) với aspirin (100 mg 1 lần/ngày); rivaroxaban (5 mg 2 lần/ngày); hoặc aspirin (100 mg).
  • Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trên các tiêu chí về an toàn bao gồm: viêm phổi, gãy xương, chẩn đoán đái tháo đường mới, bệnh thận mạn, sa sút trí tuệ, COPD, teo niêm mạc dạ dày, ung thư, nhập viện và tử vong do mọi nguyên nhân.
  • Có sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm đường ruột (1,4% với 1,0%; OR, 1,33; 95% Cl, 1,01-1,75), ngoại trừ nhiễm C. difficile (mặc dù ghi nhận tỷ lệ gấp đôi ở nhóm pantoprazole so với nhóm giả dược nhưng không ý nghĩa về mặt thống kê khi chỉ có 13 biến cố).

 

Bàn luận

 

Đây là kết quả của 1 nghiên cứu đoàn hệ kéo dài, kết quả về tử vong do mọi nguyên nhân đã được lặp lại so với công bố năm 2017 về kết quả sau 5 năm.

 

Mặc dù thiết kế nghiên cứu quan sát chưa thể chỉ ra mối quan hệ nhân quả và đối tượng nghiên cứu là cựu binh với độ tuổi trung bình là 65 tuổi chưa thể khái quát hoá được cho dân số chung. Nhưng đây cũng là dấu hiệu cảnh báo rằng các bác sĩ nên cực kỳ thận trọng hơn trước khi quyết định kê PPI, sử dụng khi có chỉ định phù hợp và trong thời gian cần thiết, cân nhắc các lựa chọn thay thế khác như H2RA.3

 

2. Thử nghiệm RCT lớn cho thấy an toàn của việc sử dụng PPI dài hạn

 

Cùng thời điểm cuối tháng 5/2019, một nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi trên 17.598 bệnh nhân ≥65 tuổi với bệnh mạch vành hoặc bệnh động mạch ngoại biên ổn định (78% nam giới; 23% hút thuốc).2

 

Sau thời gian theo dõi trung vị 3 năm, kết quả cho thấy:

 

Bàn luận

 

Đây là nghiên cứu lớn nhất về PPI và là nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên đầu tiên đánh giá về an toàn dài hạn. Với thiết kế nghiên cứu như RCT, những dữ liệu này gợi ý cần xem lại kết quả từ các nghiên cứu quan sát trước đây, đồng thời củng cố an toàn dài hạn của PPI mà cụ thể là pantoprazole.

 

Nghiên cứu chất lượng cao này cũng phần nào giúp bác sĩ và các bệnh nhân thật sự cần PPI yên tâm hơn, mặc dù luôn phải thận trọng cân nhắc lợi ích-nguy cơ trong bất kì trường hợp nào trước khi kê đơn.4

 

Tài liệu tham khảo 

 

  1. 1.Yan Xie et al. Estimates of all cause mortality and cause specific mortality associated with proton pump inhibitors among US veterans: cohort study. BMJ 2019 29;365:l1580. https://doi.org/10.1136/bmj.l1580
  2. 2.Paul Moayyedi et al. Safety of Proton Pump Inhibitors Based on a Large, Multi-year, Randomized Trial of Patients Receiving Rivaroxaban or AspirinGastroenterology 2019. https://doi.org/10.1053/j.gastro.2019.05.056
  3. 3.Paul S. Mueller. Association Between Proton-Pump Inhibitors and Mortality. NEJM Journal Watch. June 20, 2019. Ngày truy cập 28/06/2019.
  4. 4.John R. Saltzman. Randomized Trial Supports Long-Term Safety of Proton-Pump Inhibitors. NEJM Journal Watch. June 26, 2019. Ngày truy cập 28/06/2019.

 

                                                       Châu Đốc, ngày 12 tháng 07 năm 2019

Duyệt thông tin thuốc                

 

duong day nong

Fanpage

Thống kê truy cập

1951883

Trang web hiện có:
32 khách & 0 thành viên trực tuyến

slogan 1

htcm3

                                                 

                                                              bvcr          bvtn          phusanCT          sis

Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang
Địa chỉ: 917 Tôn Đức Thắng - Phường Vĩnh Mỹ - Thành Phố Châu Đốc - An Giang

Được thiết kế bởi Tổ Công Nghệ Thông Tin - Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang
Điện thoại: 02963.569.568 - Email: bvdkkv.angiang@gmail.com
Copyright © 2012. All Rights Reserved.