



Tình trạng nhiễm toan lactic ở bệnh nhân đang điều trị metformin không nhất thiết do metformin gây ra, có khả năng là do tình trạng tiềm ẩn như nhiễm khuẩn máu [3]. Vì vậy, vào năm 2012, ADA/EASD đã đưa ra khuyến cáo giảm mức chống chỉ định metformin xuống còn < 30ml/phút/1,73m2 (thay vì eGFR < 60ml/phút/1,73m2 như trước đây) và cần giảm liều khi eGFR < 45ml/phút/1,73m2 [4].
Quan ngại về nhiễm toan lactic do metformin khi bị bệnh thận do chất cản quang (CIN), FDA và các hướng dẫn năm 2013 từ ACR khuyến cáo rằng ngưng sử dụng metformin trong 48 giờ sau khi sử dụng chất cản quang và chức năng thận nên được đánh giá lại trước khi tiếp tục dùng metformin, thậm chí đối với những bệnh nhân có chức năng thận bình thường ở mức nền; nhưng trong hầu hết các trường hợp, sự kiểm tra lại Cr sau khi dùng chất cản quang đường tiêm tĩnh mạch IV không được tiến hành [5].
Một số nghiên cứu liên quan
Parra và cộng sự đã nghiên cứu 97 cựu chiến binh – những người đã thực hiện tổng cộng 111 xét nghiệm X-quang trong 27 tháng. Dân số bệnh nhân này có tỷ lệ cao các bệnh lý đi kèm, và 30% trong số đó có eGFR < 60ml/phút/1,73m2. Kết quả không có sự khác biệt đáng kể về chỉ số Cr trước và sau khi dùng chất cản quang. Tuy nhiên, có 4 bệnh nhân (eGFR ~ 60ml/phút/1,73m2) đã tiến triển CIN – Cr trong huyết thanh tăng ít nhất 25%, nhưng không diễn tiến nhiễm toan lactic, chức năng thận đã trở lại mức nền trong vòng 2 tuần [6].
Gần đây nhất, Gomez-Herrero đã nghiên cứu 98 bệnh nhân bị đái tháo đường đang điều trị metformin, từng chụp CT tăng tương phản (CECT Scan) và sử dụng biện pháp ngăn ngừa nhiễm toan lactic theo như khuyến cáo. Kết quả, không có bất cứ bệnh nhân nào với eGFR > 60ml/phút/1,73m2 diễn tiến CIN; với eGFR < 60ml/phút/1,73m2 có 1/21 bệnh nhân (4,7%) diễn tiến CIN. Họ kết luận, nguy cơ bị CIN ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường là rất nhỏ và vì vậy, chỉ những người có chức năng thận bất thường mới nên ngưng điều trị metformin khi đang sử dụng chất cản quang [7].
Hơn nữa, theo nghiên cứu tổng quan của McCartney cho thấy 17/18 trường hợp nhiễm toan lactic do metformin liên quan chất cản quang là ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận [8].
Nhiều trường hợp được báo cáo nhiễm toan lactic do metformin không phải do sự tích lũy metformin mà do các tình trạng thiếu oxy liên quan (suy tim; suy gan giai đoạn cuối) [9].
Tóm tắt khuyến cáo mới
Kết luận
Với hướng dẫn mới từ ACR, nếu bệnh nhân không có bất cứ nguy cơ điển hình nào của suy thận cấp và chức năng thận bình thường hoặc có eGFR ≥ 30ml/phút/1,73m2, không cần thiết phải ngưng metformin trước và sau khi dùng thuốc cản quang đường tiêm, và không bắt buộc phải kiểm tra chức năng thận sau đó.
Thuốc thành phẩm chứa phối hợp domperidon và ranitidin chưa có số đăng ký: hồ sơ đăng ký thuốc phải nộp kèm hồ sơ lâm sàng chứng minh tính an toàn, hiệu quả của thuốc
Ngày 7 tháng 4 năm 2017, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có công văn số 4533/QLD-ĐK gửi các công ty đăng ký, sản xuất thuốc lưu hành tại Việt Nam về việc đăng ký, nhập khẩu đơn hàng thuốc chứa phối hợp domperidon với ranitidin.
Ngày 7 tháng 4 năm 2017, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có công văn số 4533/QLD-ĐK gửi các công ty đăng ký, sản xuất thuốc lưu hành tại Việt Nam về việc đăng ký, nhập khẩu đơn hàng thuốc chứa phối hợp domperidon với ranitidin.
Theo Cục Quản lý Dược, qua tổng hợp kết quả thẩm định và xét duyệt hồ sơ đăng ký thuốc, Cục Quản lý Dược Việt Nam nhận thấy một số trường hợp công ty nộp hồ sơ đăng ký thuốc chứa phối hợp giữa thành phần domperidon và ranitidin nhưng dữ liệu về an toàn, hiệu quả của các thuốc chứa phối hợp này còn hạn chế. Hiện thuốc chứa phối hợp domperidon và ranitidin không được cấp phép lưu hành tại các nước tham chiếu. Tại Việt Nam, thuốc chứa phối hợp nêu trên không có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực.
Căn cứ kết luận của Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký lưu hành thuốc – Bộ Y tế đối với thuốc chứa phối hợp domperidon và ranitidin, để đảm bảo thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế thông báo:
1. Yêu cầu các công ty khi nộp đơn hàng nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký, hồ sơ đăng ký thuốc chứa phối hợp domperidon và ranitidin phải nộp kèm hồ sơ lâm sàng chứng minh an toàn, hiệu quả của thuốc.
2. Cục Quản lý Dược chỉ xét duyệt đơn hàng nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký, xem xét trình Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký khi hồ sơ lâm sàng chứng minh an toàn, hiệu quả của thuốc được thẩm định đạt yêu cầu.